THẾ GIỚI CHUNG NGÔN NGỮ – GIẤC MƠ LIỆU CÓ THÀNH SỰ THỰC?

Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho chúng ta thêm gần nhau hơn. Hãy mang cả thế giới kiến thức vào cuộc sống hàng ngày, công việc thực tế cũng như tiếp xúc với môi trường tốt nhất và câu hỏi mà chúng ta đang thắc mắc đó là thế giới chung ngôn ngữ – giấc mơ liệu có thành sự thực hay không? Cùng đi tìm câu trả lời cho điều đó nhé!

 

Tương lai của ngôn ngữ

Chúng ta đang hướng đến một thế giới nói chung một ngôn ngữ, đặc biệt là trong hoàn cảnh toàn cầu hóa đang biến giao tiếp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Có lẽ, mọi người đều có thể học thứ ngôn ngữ chung này bên cạnh tiếng mẹ đẻ của họ. Vấn đề này đặt ra câu hỏi, liệu thứ ngôn ngữ chung đó có làm biến mất mọi ngôn ngữ trên thế giới?

Câu trả lời là “không” hoặc “không, ít nhất là trong vòng nhiều triệu năm tới”. Bởi ngôn ngữ gắn bó quá chặt chẽ với văn hóa, thuần phong mỹ tục và danh tính của con người. Sự trỗi dậy của một thứ ngôn ngữ nào đó sẽ tạo ra quá nhiều ảnh hưởng lên các giá trị văn hóa, những rắc rối về chính trị và sự cân bằng quyền lực. Nếu một quốc gia, hay một vùng lãnh thổ nào đó trở nên chiếm ưu thế thế về mặt ngôn ngữ, họ có thể dễ dàng đặt tầm ảnh hưởng của mình lên toàn bộ nhân loại. Cơ hội việc làm, mong muốn hòa nhập, bạn chỉ có thể có những điều này nếu bạn thông thạo thứ ngôn ngữ chung đó.

Liệu ngôn ngữ toàn cầu có thể tồn tại chung với tiếng bản địa?

Ngôn ngữ chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh vô cùng phức tạp của nhân loại. Nó đứng cạnh hàng trăm sắc màu khác, từ văn hóa, tôn giáo, đức tin, âm nhạc, những sắc màu đó làm nên sự riêng biệt cho từng cá nhân, từng dân tộc, từng nền văn hóa. Những thứ đó làm mỗi chúng ta có vị trí riêng trong từng chặng đường phát triển của nhân loại.

Cái giá phải trả cho việc toàn cầu hóa ngôn ngữ là quá đắt. Ngôn ngữ chung đè bẹp ngôn ngữ riêng, điều đó đồng nghĩa với việc cuốn trôi hàng nghìn nền văn minh đang tồn tại trên Trái đất. Nhưng điều gì sẽ xảy ra, nếu 2 thứ đó có thể cùng chung sống trong hòa bình? Chúng ta vẫn có thể giữ được những gam màu cho riêng mình, nhưng vẫn còn đó cơ hội cho công việc, học tập và quan hệ trên khắp toàn cầu.

Ngôn ngữ luôn gắn chặt với nhu cầu giao tiếp của con người, chúng ta cần ngôn ngữ như một vật dụng thiết yếu hàng ngày. Chính điều này làm cho việc học ngoại ngữ gần như gắn liền với dòng chảy chính trị và kinh tế. Chúng ta học ngoại ngữ vì những cơ hội việc làm, học tập, chúng ta không cần đến nó cho những thứ xa vời như hòa bình thế giới, phát triển nhân loại…

Tiếng Anh, tiếng Trung hay bất cứ thứ tiếng nói nào khác có thể thay nhau thống trị nền văn hóa thế giới, nhưng có một điều chắc chắn sẽ không bao giờ thay đổi: Con người vẫn luôn trung thành với tiếng mẹ đẻ của mình, dù nó có phức tạp và lạc hậu đến đâu đi chăng nữa. Bởi ngôn ngữ có ý nghĩa lớn hơn cả một phương tiện giao tiếp. Nó là một nền văn hóa, nó là gam màu đặc trưng cho mỗi dân tộc, mỗi cá nhân, và nó quan trọng đến mức gần như không thể bị xóa bỏ.

 

Chúng ta đã có chung một thứ ngôn ngữ rất có tiềm năng. Tiếng Anh thành thứ ngôn ngữ cực kỳ phổ biến. Dòng chảy kinh tế, chính trị và văn hóa có thể đưa thế giới chung ngôn ngữ – giấc mơ liệu có thành sự thực, nhưng Tiếng Anh mãi luôn là một điều mà sinh viên nên học tập càng sớm càng tốt bạn nhé!

    Liên hệ với chúng tôi