PTE và IELTS – So sánh và phân biệt

Phân biệt chứng chỉ PTE và IELTS

PTE và IELTS đều là hai chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, dùng để đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ. Tuy nhiên, PTE có giống IELTS không, nên học chứng chỉ nào, tất cả sẽ được EC INSPRIDE giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. PTE và IELTS là gì

Trước khi đi vào so sánh PTEIELTS thì EC INSPRIDE sẽ giới thiệu lại bạn đọc PTE là gì, IELTS là gì để có góc nhìn tổng quan và cơ bản ban đầu. Sau khi hiểu khái niệm, chúng ta sẽ đi vào so sánh và phân tích chi tiết hơn hai loại chứng chỉ này.

1.1. IELTS là gì

IELTS là từ viết tắt của International English Language Testing System, được hiểu là Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Đây là kỳ thi kiểm tra trình độ sử dụng tiếng Anh phổ biến trên thế giới, được du học sinh, người đi làm ưa chuộng.

Hiện tại, IELTS có hai hình thức bài thi, bao gồm IELTS Tổng quát tức IELTS General và IELTS Học thuật tức IELTS Academic. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích của người học mà sẽ có lựa chọn bài thi khác nhau.

1.2. PTE là gì

PTE là từ viết tắt của Pearson Test of English, đây là kỳ thì đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói đọc và viết. Kỳ thi này được tổ chức bởi Pearson, đơn vị chủ quản, cung cấp chứng chỉ tiếng Anh cho thí sinh có nguyện vọng du học, làm việc hoặc định cư.

Đến nay, PTE có ba hình thức bài thi là PTE Young Learners, PTE General và PTE Academic. Trong đó, PTE Academic được nhiều người tham dự nhất, bởi tính phổ biến và mức độ được công nhận trên thế giới.

2. So sánh chứng chỉ PTE và IELTS

PTE và IELTS là hai chứng chỉ ngoại ngữ khác nhau, chúng không chỉ khác nhau về tên mà còn được phân biệt bởi chi phí học tập, cấu trúc đề thi, mức độ công nhận cũng như tiêu chí chấm điểm.

2.1. Chi phí thi

Hiện tại, chi phí đăng ký thi giữa IELTS và PTE không có sự chênh lệch quá lớn. Ví dụ như ở Úc, lệ phí thi PTE và IELTS có mức tương đương là 330 AUD, khoảng 5.068.559 VNĐ.

Khi về Việt Nam, chi phí thi PTE nếu đăng ký trước 48 tiếng thi thì thí sinh chỉ cần trả khoảng 3.880.000 VNĐ. Đối với IELTS, dù đăng kỳ sớm hay muộn thì giá giữ nguyên, không đổi với 4.664.000 VNĐ.

2.2. Cấu trúc đề thi

Đều kiểm tra năng lực sử dụng ngoại ngữ bằng bốn kỹ năng nhưng cấu trúc đề thi giữa PTE và IELTS vẫn có sự khác biệt. Đầu tiên vẫn phải kể đến một bên chỉ có ba phần thi, một bên có bốn phần thi, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn với nội dung dưới đây. 

2.2.1. Cấu trúc đề PTE

Cấu trúc bài thi PTE sẽ được diễn ra trong hai tiếng rưỡi đến ba tiếng với khoảng bảy mươi đến tám mươi câu hỏi, đối với PTE Academic. Kỳ thi sẽ gồm có ba phần chính, phần một là Speaking và Writing, phần hai là Reading, phần ba là Listening.

Phần thi Speaking và Writing sẽ được gộp với nhau, thí sinh sẽ được yêu cầu làm sáu dạng câu hỏi, thời gian diễn ra của hai phần thi này dao động từ 77 đến 93 phút.

Phần Reading diễn ra trong 32 đến 41 phút, sẽ có năm dạng câu hỏi khác nhau được đưa ra.

Cuối cùng, phần thi Listening sẽ có tám dạng câu hỏi khác nhau, diễn ra trong bốn mươi đến sáu mươi phút.

Bài thi PTE Academic diễn ra hoàn toàn trên máy tính, được hệ thống trí tuệ nhân tạo chấm điểm nên đảm bảo được tính công bằng, khách quan, tránh những yếu tố cảm tính đến từ con người.

2.2.2. Cấu trúc đề IELTS

Thí sinh khi tham gia bài thi IELTS sẽ có khoảng 2 tiếng 35 phút đến 3 tiếng để hoàn thành bài thi, tám lăm câu hỏi cho bốn phần thi tương ứng với từng kỹ năng. Cụ thể:

– Phần thi Speaking diễn ra trong 11 đến 14 phút, bài thi sẽ được ghi âm để hội đồng khảo thí chấm điểm.

– Phần thi Writing gồm hai câu hỏi, diễn ra trong năm mươi phút.

– Phần thi Reading gồm bốn mươi câu hỏi, diễn ra trong sáu mươi phút.

– Phần thi Listening gồm bốn mươi câu hỏi, diễn ra trong ba mươi phút.

2.3. Quy mô công nhận

IELTS được hơn mười một nghìn tổ chức tại 145 quốc gia trên thế giới công nhận, lĩnh vực và ngành nghề của các tổ chức này tương đối đa dạng, có trường đại học đến tổ chức giáo dục, việc làm, cơ quan chính phú và cơ quan nhập cư. Tuy nhiên, mỗi đơn vị, tổ chức sẽ có mức yêu cầu khác nhau về số điểm, thí sinh cần tìm hiểu kỹ để hoàn thiện hồ sơ.

Thí sinh có thể sử dụng IELTS để nộp hồ sơ vào các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn trong nước. Riêng tại Việt Nam, IELTS còn được dùng để xét tốt nghiệp cấp ba, đại học, miễn học phần tiếng Anh.

Còn PTE Academic thì phổ biến hơn với các trường phổ thông, cao đẳng và đại học của một số quốc gia trong khối G8 như Đại học Melbourne, Đại học Queensland, Đại học Monash, Đại học Sydney, Harvard Business School, Stanford Graduate School of Business và nhiều trường khác.

Nếu có ý định làm việc hoặc nhập cư thì chứng chỉ PTE là một lựa chọn hoàn hảo, chứng chỉ tiếng Anh này được nhiều đại sứ quán công nhận, chấp thuận xin visa du học, định cư và làm việc.

2.4. Bài thi đánh giá năng lực Speaking

Speaking là một trong bốn kỹ năng quan trọng của hai bài thi, vậy giữa IELTS với PTE thì phần thi nói nào khó hơn, dạng câu hỏi của từng chứng chỉ như thế nào. Cùng EC INSPRIDE giải đáp ngay thôi.

2.4.1. IELTS

Bài thi IELTS Speaking sẽ được hội đồng giám khảo chấm điểm, đây là phần thi đánh giá khả năng nói của thí sinh trong vòng mười một đến mười bốn phút. Cụ thể nội dung kiểm tra như sau:

– Part 1 sẽ hỏi thí sinh những câu hỏi chung về gia đình, tình hình học tập, công việc, sở thích, thí sinh cần trả lời trong bốn đến năm phút.

– Part 2 yêu cầu thí sinh nói về một chủ đề cụ thể, bạn có một phút để chuẩn bị và tối đa hai phút để trình bày. Giám khảo sẽ hỏi người thi một đến hai câu trước khi phần thi kết thúc.

– Part 3 là phần mở rộng của part 2, đây là phần yêu cầu thí sinh thảo luận thêm về những vấn đề trong xã hội, ý niệm trừu tượng, thường diễn ra trong bốn đến năm phút.

2.4.2. PTE

PTE Speaking nằm trong phần một, kiểm tra kỹ năng nói và viết, phần thi này được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, hiệu quả của thí sinh đối với tiếng Anh.

Phần thi nói được chia làm sáu dạng đề nhỏ, câu hỏi cũng sẽ linh động theo từng phần:

– Phần một là giới thiệu bản thân trong khoảng một phút.

– Phần hai là nghe và nhắc lại câu ngắn, khoảng mười đến hai mươi từ.

– Phần ba là nghe và nhắc lại nội dung bài giảng, độ dài khoảng 45 đến 90 giây.

– Phần bốn là đọc to một đoạn văn cho sẵn trong vòng bốn mươi giây.

– Phần năm là mô tả bức tranh cho sẵn bằng lời văn của bản thân, trong vòng bốn mươi giây.

– Phần sáu là trả lời câu hỏi ngắn bằng một hoặc vài từ.

Trọng tâm của phần thi IELTS Speaking và PTE Speaking là khả năng nói trôi chảy, lưu loát thay vì đánh giá độ chính xác nội dung. Nếu bạn kiểm soát được giọng nói, tốc độ đọc cũng như phát âm, bạn sẽ ghi điểm.

2.5. Tiêu chí chấm điểm

Cách thức chấm điểm của IELTS và PTE cũng khác nhau. Điểm của từng kỹ năng IELTS sẽ được tính riêng biệt theo các phần thi, còn PTE sẽ tính điểm kỹ năng dựa vào tất cả các phần thi.

3. IELTS hay PTE dễ hơn?

IELTS với PTE, bài thi đánh giá năng lực nào dễ hơn luôn nhận được nhiều sự quan tâm, thắc mắc của người học. Theo đánh giá, với thí sinh có nền tảng tốt về phát âm, giọng điệu ổn định thì hai chứng chỉ này có mức độ ngang bằng nhau.

Tuy nhiên, với thí sinh có kỹ năng tiếng Anh còn kém, chưa thực sự trôi chảy, lưu loát thì nên lựa chọn PTE. Bởi lẽ, điểm cuối cùng sẽ được chấm dựa trên tất cả kỹ năng, ví dụ bạn thi speaking thì điểm sẽ được chấm thêm cho nghe và đọc.

4. Bảng quy đổi điểm PTE sang IELTS

Mỗi chứng chỉ sẽ có tiêu chí chấm điểm khác nhau, vì thế cũng sẽ có thang điểm khác nhau. Nếu IELTS lấy thang điểm từ 0 đến 9.0 thì PTE lấy thang điểm từ 10 đến 90, tương ứng với từng mức độ mà ta sẽ có được bảng quy đổi sau đây.

IELTS

3.0 4.5 5.5 6.0 6.5 7.5 8.0 8.5 9.0
PTE 10-28 36-41 42-49 50-57 58-64 73-78 79-82 83-85

86-90

Trên đây là bảng quy đổi điểm giữa PTE và IELTS, bảng chỉ mang tính chất tham khảo, lấy dữ liệu để đưa ra quyết định lộ trình học tập. Bạn đọc không nên sử dụng bảng điểm quy đổi với mục đích phân cao thấp, so sánh hơn thua giữa hai chứng chỉ.

5. Nên học PTE hay IELTS?

Bên cạnh câu hỏi PTE hay IELTS dễ hơn thì vấn đề nên học giữa hai chứng chỉ cũng khiến nhiều người băn khoăn, đau đầu. Vấn đề quyết định học sẽ phụ thuộc vào mục đích, hoàn cảnh của từng thí sinh.

Theo đó, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí và thời gian thì nên học và ôn thi PTE. Hiện tại chi phí thi PTE có phần thấp hơn IELTS, thời gian đăng ký thi đến ngày thi có thể chỉ trong hai ngày.

Không chỉ rút gọn thời gian đăng ký thi đến ngày thi thật, PTE còn có thời gian trả kết quả nhanh chóng, chỉ trong năm ngày sau thi. Bạn sẽ nhận được hướng dẫn tra cứu điểm và chuyển tiếp kết quả đến trường học, đơn vị việc làm.

Trong trường hợp muốn kết quả hay trình độ sử dụng tiếng Anh được công nhận rộng rãi, đặc biệt với mục đích du học hoặc nhập cư thì PTE là lựa chọn hoàn hảo. Còn hướng tới môi trường học tập, có tính học thuật cao thì IELTS lại là lựa chọn hàng đầu.

Nếu bạn muốn tham gia kì thi có tính công bằng, không phải tiếp xúc nhiều với giáo viên hay giám thị thì nên lựa chọn PTE. Không những vậy, tổng điểm cuối cùng sẽ được chấm dựa trên các kỹ năng bổ trợ lẫn nhau.

Nếu muốn tham gia kì thi đánh giá điểm các kỹ năng riêng biệt, thử thách về độ khó thì bạn nên lựa chọn IELTS. Bạn yên tâm rằng bài thi sẽ được chấm bởi hội đồng thay vì một hay vài cá nhân giám thị, đảm bảo tính công bằng nhất định.

PTE và IELTS đều có những điểm hay và hạn chế riêng, để quyết định ôn thi chứng chỉ nào sẽ phụ thuộc vào mục đích, khả năng cá nhân người học. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc theo dõi EC INSPRIDE sẽ đưa ra được quyết định phù hợp.

    Liên hệ với chúng tôi