IELTS Reading – Những dạng bài thường gặp

IELTS Reading là gì

IELTS Reading là một trong bốn phần thi quan trọng của IELTS, đánh giá khả năng đọc của thí sinh không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ. Để làm tốt phần thi này, cùng EC INSPRIDE phân tích cấu trúc, thang điểm cũng như các dạng bài thường gặp nhé.

1. IELTS Reading là gì

IELTS Reading là một trong bốn phần thi chính của IELTS, đây cũng là bài kiểm tra được đánh giá khó nhằn nhất đối với các thí sinh. Với bốn mươi câu hỏi cần hoàn thành trong sáu mươi phút, người tham gia kỳ thi thường rất khó để hoàn thành trong thời gian quy định.

Dù bài thi IELTS Academic hay IELTS General thì phần thi Speaking đều có thời gian và số lượng câu hỏi giống nhau, điểm khác nhau duy nhất là độ khó của câu hỏi. Để hoàn thành tốt, bạn cần bổ sung vốn từ vựng cũng như cách sử dụng chúng trong từng hoàn cảnh.

2. Cấu trúc bài IELTS Reading

Như đã chia sẻ ở phần 1. IELTS Reading là gì, phần thi này gồm ba đoạn đọc, tổng có bốn mươi câu hỏi và làm bài trong sáu mươi phút. Tùy thuộc vào hình thức Học thuật hay Tổng quát, cấu trúc kiểm tra sẽ có sự khác biệt.

Với bài thi IELTS Reading Academic, đề thi sẽ gồm ba đoạn văn, mỗi đoạn có độ dài khoảng 1500 từ và tăng độ khó theo từng part. Đoạn văn thường sẽ được lấy từ sách, tập san hoặc báo, chủ đề mang tính học thuật nên sẽ phù hợp với thí sinh đang theo học Đại học, Sau Đại học hoặc nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó.

Với bài thi IELTS Reading General, đề thi sẽ dễ hơn hình thức Academic khi chủ đề xoay quanh cuộc sống hàng ngày. Các đoạn văn thường được trích từ sách, báo, tạp chí, tờ thông báo, hướng dẫn hay sổ tay công ty.

3. Thang điểm chấm bài Reading IELTS

Để làm tốt nhất bài thi IELTS Reading thì bạn cần nắm được thang điểm chấm bài, ước lượng khoảng bao nhiêu câu đúng sẽ đạt band điểm mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu hai bài Academic và General với EC INSPRIDE nhé.

Reading Academic

Thang điểm Reading General Thang điểm
39 – 40 9 40

9

37 – 38

8.5 39 8.5
35 – 36 8 38

8

33 – 34

7.5 36 – 37 7.5
30 – 32 7 34 – 35

7

27 – 29

6.5 32 – 33 6.5
23 – 26 6.0 30 – 31

6.0

20 – 22

5.5 27 – 29 5.5.
16 – 19 5.0 23 – 26

5.0

10 – 12

4.0 15 – 18 4.0

7 – 9

3.5 12 – 14

3.5

5 – 6 3.0 8 – 11

3.0

3 – 4

2.5 5 – 7

2.5

Trên đây là bảng thang điểm IELTS Reading, với phần liệt kê này EC INSPRIDE hy vọng bạn đã có thể xác định được khoảng câu cần đúng để đạt mức điểm mong muốn.

4. Những dạng bài thường gặp trong IELTS Reading

Có khoảng chín dạng bài thường gặp trong IELTS Reading, mỗi dạng sẽ có cách làm cũng như mẹo giải quyết khác nhau. Với từng dạng dưới đây, EC INSPRIDE bật mí với các bạn chiến lược làm bài do IDP – trung tâm đào tạo IELTS hàng đầu Việt Nam chia sẻ.

4.1. Dạng Diagram Label Completion

Diagram Label Completion là dạng bài hoàn thành dán nhãn biểu đồ dựa trên thông tin trong đoạn văn, đề bài cho biểu đồ và một đoạn văn tóm tắt để trống phần tin quan trọng. Nhiệm vụ của thí sinh là chọn đáp án đúng, điền vào chỗ trống phù hợp.

Để hoàn thành tốt dạng bài này, thí sinh nên trang bị cho mình những kỹ năng mềm như đọc hiểu sơ đồ, xác định từ đồng nghĩa, cách diễn đạt khác của câu, scanning và trau dồi vốn từ vựng.

Nếu chưa có kinh nghiệm thi IELTS hay chưa gặp dạng Diagram Label Completion thì bạn có thể tham khảo sáu bước sau, áp dụng với các bài thi thử hoặc thi thật. Cụ thể như sau:

– Bước 1: Hãy đọc kỹ câu hỏi và số lượng từ cần điền của đề bài.

– Bước 2: Xác định từ loại và thông tin cần điền.

– Bước 3: Đánh dấu từ khóa chính để tìm kiếm thông tin nhanh chóng.

– Bước 4: Dự đoán trước các từ đồng nghĩa và trái nghĩa.

– Bước 5: Sử dụng kỹ năng scanning để tìm keyword liên quan đến câu hỏi.

– Bước 6: Khoanh đáp án.

Bạn có thể chinh phục dạng đề này dễ dàng hơn khi cẩn thận đọc đề bài, hiểu nội dung tổng quát sơ đồ trước khi đi vào chi tiết. Đọc lướt sẽ giúp bạn xác định từ khóa, đặc biệt là những từ đồng nghĩa và không được viết quá số từ đề bài yêu cầu.

4.2. Dạng Information Identification Questions

Information Identification Questions là dạng bài xác định thông tin, ý kiến của người viết trong câu hỏi đúng sai. Nhiệm vụ của thí sinh cần xác định thông tin được cung cấp trong đoạn văn có trong bài không, trả lời Yes/No/Not Given hoặc True/False/Not Given.

Dạng bài này sẽ đánh giá khả năng tổng hợp, xác định đúng thông tin trong đoạn văn. Thí sinh có khả năng quét văn bản không, hiểu hết nghĩa sâu xa của thông tin, quan điểm cũng như nhận định của người viết không.

Khi làm bài, bạn nên chú ý tới tần suất xuất hiện của các từ some, all, mainly, often, alway and occasionally, vì chúng có thể sẽ thay đổi toàn bộ nghĩa của câu. Đáp án từng câu thường sẽ được trình bày theo thứ tự, vậy nên hãy xác định trước ngữ cảnh của toàn bộ bài viết.

Bạn cũng không nên tự suy đoán thông tin và trả lời theo ý mình, hãy tìm thông tin trong bài đọc. Để chắc chắn nhất, bạn có thể làm bài theo bốn bước sau đây:

– Bước 1: Đọc đề bài và xác định nội dung của câu.

– Bước 2: Đánh dấu những từ khóa chính của bài.

– Bước 3: Xác định vị trí thông tin của bài đọc.

– Bước 4: Đối chiếu từ khóa đã xác định với thông tin trong bài đọc.

Với những chia sẻ về cách làm bài dạng Information Identification Questions, EC INSPRIDE hy vọng đã giúp bạn hiểu cũng như định hình chiến thuật làm bài. Bạn có thể áp dụng với bài thi thử trước khi thi thật, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với bản thân.

4.3. Dạng Matching Features

Matching Features là dạng nối nội dung, đề bài yêu cầu thi sinh tìm thông tin tương thích với đặc điểm chủ thể trong danh sách, nối câu hoặc thông tin với danh sách lựa chọn đã cho. Dạng bài này chủ yếu đánh giá khả năng đọc lướt, đọc dò, tìm và xác định bố cục bài viết, xác định sự liên hệ của các sự kiện hay khả năng nhận biết lý thuyết và ý kiến được nêu trong bài.

Với ba bước làm bài IELTS Reading Matching Feature sau, EC hy vọng bạn sẽ làm hoàn thành tốt bài thi:

– Bước 1: Đọc đề bài và gạch chân từ khóa.

– Bước 2: Đánh dấu vùng thông tin trong bài học.

– Bước 3: Đối chiếu lại thông tin đã xác định và khoanh đáp án.

Ngoài ra, khi làm bài thí sinh nên đọc thêm thông tin xung quanh từ khóa được xác định để khoanh vùng câu trả lời. Lưu ý các thông tin trả lời có thể không xuất hiện giống thứ tự trong danh sách đã cho.

4.4. Dạng Matching Headings

Matching Headings là dạng bài nối tiêu đề, đề bài cung cấp các tiêu đề khác nhau để phù hợp với đoạn văn đã có. Việc của thí sinh là lựa chọn tiêu đề phù hợp với đoạn văn đã cho trước.

Để làm bài thi đạt hiệu quả cao nhất, bạn có thể làm dạng Matching Headings về cuối vì bạn đã nắm được nội dung tổng của bài đọc. Hoặc thực hiện theo ba bước sau đây:

– Bước 1: Đọc tiêu đề và gạch chân từ khóa.

– Bước 2: Đọc nội dung bài đọc và khoanh vùng tiêu đề.

– Bước 3: Đọc lại tất cả các tiêu đề và loại bỏ đáp án sai.

Khi làm bài, bạn nên chú ý đến từ những từ đồng nghĩa trong câu hỏi và nội dung đã cho. Hãy ưu tiên những câu dễ trước, vì khi đó bạn hiểu được ngữ cảnh và nội dung đoạn văn để giải quyết câu khó.

4.5. Dạng Matching Information

Matching Information là dạng bài nối thông tin, đề bài cho trước các đoạn văn và thí sinh cần tìm kiếm chính xác các thông tin như chi tiết cụ thể, ví dụ, lý do, mô tả, so sánh, tóm tắt và giải thích.

Dạng bài này sẽ đánh giá kỹ năng đọc hiểu, xác định chi tiết, nhận biết bản tóm tắt hay định nghĩa của thí sinh. Vậy để làm tốt, việc trước tiên bạn cần làm là xác định từ khóa và từ đồng nghĩa trong đoạn văn, nâng trình đọc lướt và đọc nhanh của bản thân.

Chinh phục dạng bài Matching Information với bốn bước sau đây:

– Bước 1: Đọc đề bài đã cho.

– Bước 2: Xác định từ khóa trong câu.

– Bước 3: Dựa vào từ khóa cũng như kỹ năng đọc lướt để tìm kiếm thông tin.

– Bước 4: Lựa chọn đáp án và đối chiếu với nội dung.

Vì đây là dạng bài thường gặp trong phần thi IELTS Reading, cũng thách thức nhiều thí sinh khi phải hiểu ý của từng đoạn văn trong bài. Phương pháp tốt nhất là không ngừng trau dồi từ vựng, phát triển các kỹ năng mềm cần có.

4.6. Dạng Matching Sentence Ending

Matching Sentence Ending là dạng bài kết hợp các vế câu, tức kết hợp nửa đầu của một câu dựa trên bài đọc với đáp án đúng nhất để cho ra một câu hoàn chỉnh. Thi sinh có thể áp dụng kỹ năng skimming, scanning với xác định từ khóa để làm bài.

Tham khảo ba bước làm bài IELTS Reading Matching Sentence Ending sau nếu như bạn chưa tìm được cách làm đúng, phù hợp với bản thân. Cụ thể như sau:

– Bước 1: Đọc list statements và list endings.

– Bước 2: Xác định từ khóa, từ đồng nghĩa với từ khóa được cho theo thứ tự trên xuống dưới.

– Bước 3: Khoanh tròn đáp án đúng và đối chiếu lại với nội dung đã cho.

Khi làm bài theo ba bước nêu trên, bạn nên kết hợp với một số mẹo như tìm và đánh dấu từ khóa, ưu tiên những câu hỏi chứa từ names, place names, dates, years vì dễ trả lời. Ngoài ra, bạn nên đọc đề trước khi đọc phần nối (endings) vì đề thường cho nhiều endings, dễ khiến bạn mất thời gian,

4.7. Dạng Multiple Choice

Multiple Choice là dạng câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu thí sinh chọn đáp án đúng từ bốn lựa chọn được cho trước là A, B, C và D. Bài thi này sẽ kiểm tra khả năng quét thông tin, xác định từ khóa và trình độ hiểu y nghĩa sâu xa của đoạn văn.

Tương tự các dạng đề nêu trên, EC INSPRIDE sẽ mách bạn bốn bước làm bài hiệu quả. Cụ thể như sau:

– Bước 1: Đọc đề bài và đáp án cho trước.

– Bước 2: Đọc quét để xác định từ khóa trong bài, đánh dấu lại.

– Bước 3: Đọc thông tin xung quanh từ khóa.

– Bước 4: Khoanh tròn đáp án.

Ngay khi xác định từ khóa, bạn có thể loại bỏ những đáp án cho là sai, thời gian còn lại sẽ dành cho những lựa chọn phân vân. Từ đó, bạn có thể đưa ra đáp án đúng nhất cho câu hỏi.

4.8. Dạng Sentence Completion

Sentence Completion là dạng câu hỏi hoàn thành câu, được đánh giá là khó trong bài thi IELTS Reading. Đề bài sẽ cung cấp các câu còn trống thông tin, nhiệm vụ của bạn là chọn từ phù hợp để điền, thông tin được lấy hoàn toàn từ bài đọc.

Với dạng bài này, bạn nên trang bị cho mình kỹ năng viết lại câu nhưng vẫn giữ nguyên nghĩa gốc và tìm từ đồng nghĩa. Đọc kỹ yêu cầu đề bài cũng là một yếu tố tiên quyết, “using words from the text” hay “from the text”, nếu không ghi thì bạn được phép thay đổi dạng thức của từ.

Ngoài những lưu ý trên, bạn có thể kết hợp với bốn bước làm bài sau đây:

– Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài là one word hay number only để điền đúng số lượng từ yêu cầu.

– Bước 2: Định vị dạng từ cần điền vào chỗ trống.

– Bước 3: Đánh dấu từ khóa và đối chiếu với đoạn văn.

– Bước 4: Khoanh tròn đáp án đúng.

Để xử lý tốt dạng bài này, ngoài việc làm theo các bước và mẹo nêu trên, các bạn cũng nên thực hành nhiều để làm quen.

4.9. Dạng Short-Answer Questions

Short-Answer Questions là dạng trả lời câu hỏi bằng một câu trả lời ngắn hoặc câu rút gọn, thí sinh cần điền đúng số lượng từ yêu cầu. Bài thi này sẽ đánh giá khả năng xác định vị trí, hiểu thông tin cũng như cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp để rút gọn câu.

Áp dụng bốn bước làm bài sau đây để bài thi đạt hiệu quả cao:

– Bước 1: Đọc đề bài, xác định số từ cần trả lời là “no more than three words and/or a number”, “one world only” hay “no more than three words for each answer”.

– Bước 2: Đọc câu hỏi và đánh dấu từ khóa.

– Bước 3: Đối chiếu từ khóa để xác định vị trí câu trả lời trong bài.

– Bước 4: Rút gọn thông tin theo số lượng từ yêu cầu.

Dạng Short-Answer Questions cũng là một trong những câu hỏi khó trong phần IELTS Reading, ngoài việc biết nhiều từ vựng thì còn cần am hiểu cấu trúc ngữ pháp để rút gọn câu chính xác.

5. Sáu bí quyết cải thiện tốc độ đọc

Với ba đoạn văn bản, bốn mươi câu hỏi và mười một dạng khác nhau trong sáu mươi phút, việc hoàn thành toàn bộ dường như là điều không thể với các thí sinh, đặc biệt những người mới lần đầu thi.

Vậy nên, trước khi đi vào phần chiến thuật làm bài IELTS Reading thì EC INSPRIDE sẽ bật mí với bạn sáu bí kíp cải thiện tốc độ đọc. Cụ thể:

– Một, hãy đọc theo từng nhóm ba đến năm từ, hoặc tách thành từng đoạn riêng lẻ để lấy thông tin. Hãy thực hành thường xuyên để biết bản thân có hiểu ý nghĩa câu, cụm từ sau khi đọc hay không, từ đó nâng dần lên nhóm năm từ và cả câu.

– Hai, không đọc lại từ đã đọc sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh mắc lỗi đọc đi đọc lại toàn bộ văn bản. Để khắc phục, hãy đưa mắt theo đầu bút hoặc con chuột, di chuyển đến đâu đọc đến đó.

– Ba, đọc lướt trong lần đầu tiên và chỉ dò lại khi cần trả lời câu hỏi. Ngoài ra, chỉ nên đánh dấu danh từ trong văn bản để xác định toàn bộ thông tin bài viết, cách phân bố từng ý trong đoạn văn.

– Bốn, trau dồi vốn từ vựng sẽ giúp bạn tăng tốc độ đọc lên đáng kể, vì bạn đã hiểu ý nghĩa của từ, cụm từ đó là gì. Hãy dành thời gian đọc báo hoặc nghe các chương trình, tin tức được phát sóng bằng tiếng Anh.

– Năm, đọc đa dạng các loại văn bản từ tạp chí, sách, báo đến nghiên cứu khoa học sẽ cải thiện rất nhiều vốn từ vựng của bạn. Nếu trình độ bạn chưa thể đọc toàn bộ bằng tiếng Anh chuyên ngành, học thuật thì hãy bắt đầu với những chủ đề thân thuộc, gần gũi với đời sống hơn.

– Sáu, thực hành với những bài thi thử, đừng quên bấm thời gian sáu mươi phút như khi thi thật. Trong điều kiện đó, bạn có thể xác định được tốc độ làm bài của bản thân cũng như trình độ đặt dưới áp lực thời gian.

6. Chiến thuật làm bài IELTS Reading

Ôn thi IELTS Reading là chỉ học từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc, phát âm hay tư duy ngôn ngữ. Với EC INSPRIDE, để thời gian học tập của bạn không bị lãng phí, bạn còn cần kết hợp với những chiến lược khác nhau và phương pháp cụ thể.

6.1. Scanning

Như đã chia sẻ xuyên suốt trong nội dung bài IELTS Reading, với thời gian sáu mươi phút, thí sinh rất khó để hoàn thành toàn bộ nếu đọc từng đoạn một cách chi tiết. Vậy nên, kỹ năng scanning rất có ích trong trường hợp này.

Bạn cần hiểu, đọc lướt có chiến lược giúp nắm thông tin chính về tên, ngày tháng, các số liệu khác với đọc nhanh mà không xác định được bất kỳ thông tin nào. Để phát triển kỹ năng này, bạn nên thực hành với những bài báo tiếng Anh ngắn, đừng quên hẹn giờ để nhận kết quả qua từng đợt nhé.

6.2. Gạch chân

Khoảng thời gian tốt nhất dành cho việc đọc lướt là từ ba đến bốn phút, trước khi bạn thực sự đi vào giải quyết câu hỏi. Khi đọc lướt, bạn đừng quên đánh dấu những từ khóa, thông tin quan trọng giúp bạn giải quyết câu hỏi.

Đánh dấu hay gạch chân là phương pháp nên thực hiện song song với scanning, một khi phát hiện sự kiện, số liệu hữu ích thì đừng lãng phí thêm thời gian mà hãy lưu lại ngay thông tin nhé.

6.3. Chú ý đến chỉ dẫn

Chúng ta vẫn hay thường truyền tai nhau, câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Vậy nên, khi đọc câu hỏi hay xác định đâu là từ khóa chính. Điển hình nhất là vấn đề số lượng từ được phép ghi vào ô trả lời, nếu thiếu hay vượt quá đều khiến bạn mất điểm.

7. Ôn thi IELTS Reading với EC INSPRIDE

EC INSPRIDE tự tin là trung tâm tiếng Anh giảng dạy theo chuẩn khung CEFR, chương trình được IDP và Hội đồng Anh áp dụng, với mức giá phải chăng, phù hợp với đại đa số sinh viên, người đi làm Việt Nam hiện nay.

Việc ôn thi IELTS với EC chưa bao giờ là điều khó khăn khi học viên luôn được hỗ trợ bởi team admin, giáo viên đứng lớp tâm lý tốt nghiệp các trường đại học ngôn ngữ hàng đầu. Hơn những thế, những thầy cô giáo đứng lớp ôn thi từng tham gia kỳ thi IELTS, những trải nghiệm thực tế sẽ chia sẻ không ít kinh nghiệm khi làm bài.

Liên hệ với EC INSPRDIE theo đường dây nóng, fanpage hoặc trực tiếp tại hai cơ sở để nhận tư vấn, xây dựng lộ trình ôn thi hợp lí, hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của EC INSPRIDE về IETLS Reading, phần thi kỹ năng quan trọng để bạn rinh về cho mình chiếc bằng IELTS giá trị, chắp cánh ước mơ du học, hoàn thành chương trình học tập hay cơ hội nghề nghiệp.

    Liên hệ với chúng tôi