CEFR là gì – Trung tâm đào tạo chuẩn CEFR tại Hà Nội

CEFR là gì

CEFR là một khung tham chiếu ngôn ngữ trong tiếng Anh, ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Bởi vậy đã có không ít học sinh, sinh viên, người đi làm lựa chọn chương trình học chuẩn CEFR để tìm cơ hội phát triển trong và ngoài nước.

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ về CEFR, đội ngũ ECi đã tổng hợp và biên tập nên bài viết dưới đây. Mục đích nhằm giải đáp, chia sẻ những thông tin chuẩn về CEFR cũng như những trung tâm đào tạo chuẩn CEFR tại Hà Nội.

1. CEFR là gì?

CEFR hay Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu là tiêu chuẩn quốc tế mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ theo sáu bậc. Cấp độ thấp nhất là A1, dành cho người mới bắt đầu đến C2 với những người có trình độ thành thạo.

CEFR được thiết kế riêng biệt dành cho mọi loại ngôn ngữ châu Âu nên có thể dùng để mô tả các kỹ năng tiếng Anh, tiếng Đức hay tiếng Estonia. Vì được dùng đánh giá trình độ của nhiều thứ tiếng nên CEFR không gắn cụ thể với bất kỳ bài kiểm tra ngôn ngữ cụ thể nào.

1.1. Nguồn gốc

Năm 1990, Hội đồng châu Âu xây dựng nên CEFR nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các giáo viên ngôn ngữ tại EU (Liên minh châu Âu). Ngoài ra, Hội đồng châu Âu còn mong sự ra đời của CEFR sẽ hướng dẫn các nhà tuyển dụng, tổ chức giáo dục một cách rõ ràng về đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ của ứng viên.

Như đã chia sẻ ở trên, thay vì gắn với một bài thi cố định thì CEFR tập hợp các khẳng định về khả năng liệt kê các chức năng mà bạn có thể thực hiện bằng cách sử dụng một thứ tiếng ở mức độ thông thạo nào đó.

1.2. CEFR có thực sự quan trọng

CEFR ngày càng trở thành thước đo tiêu chuẩn ở châu Âu, mô tả mức độ thông thạo của bạn đối với một loại ngoại ngữ, đặc biệt trong môi trường học thuật. Nếu bạn học hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ, CEFR sẽ là một cách thức thuận tiện nhất để bạn thể hiện trên CV.

Dẫu trên toàn châu Âu, CEFR là khung tham chiếu được sử dụng ‘không biên giới’ nhưng tại các doanh nghiệp, CEFR lại không được chấp nhận rộng rãi như vậy. Thế nên, khi đưa CEFR vào CV thì bạn vẫn nên bổ sung một bản mô tả trình độ, điểm số hoặc những trường hợp cụ thể đã sử dụng ngôn ngữ.

1.3. CEFR dành cho ai?

CEFR được giảng dạy rộng rãi tại châu Âu, từ giáo dục công đến giáo dục tư nhân, khung tham chiếu này gần như đã thay thế các hệ thống phân cấp trước đây. CEFR cũng được một số quốc gia ở châu Á, Mỹ Latinh áp dụng vào hệ thống giáo dục của mình.

CEFR dành cho ai
CEFR dành cho đối tượng nào?

Cuối năm 2008, CEFR chính thức được ban hành và sử dụng tại Việt Nam, ngày càng được sử dụng rộng rãi. Quyết định số 66/2008/QĐ-BGĐT (02/12/2008) Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu:

“Tài liệu phục vụ giảng dạy và học ngoại ngữ trên thế giới hiện nay rất đa dạng, phong phú và được cập nhật, thay đổi thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn các bộ giáo trình học tiếng Anh đều được thiết kế dựa trên các khung đánh giá trình độ và các chuẩn trình độ được thế giới công nhận rộng rãi, như Khung trình độ chung Châu Âu (CEFR)”.

Trở lại châu Âu, Bộ Giáo dục của các nước cũng xác định mục tiêu rõ ràng dựa trên CEFR, đối với học sinh tốt nghiệp trung học đạt B2 ở ngoại ngữ thứ nhất và B1 ở ngoại ngữ thứ hai. Riêng với người đi làm, bài thi IELTS hay TOEIC lại được ưu tiên sử dụng mô tả trình độ tiếng Anh của mình hơn cả.

1.4. Quy đổi CEFR sang IELTS hoặc TOEIC

Hiện nay vẫn chưa có quy chuẩn nhất định về việc quy đổi trình độ CEFR sang IELTS và TOEIC, thế nên bảng quy chiếu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo:

CEFR

IELTS TOEIC

A1

1.0 – 2.5

A2

3.0 – 3.5 150 – 250
B1 4.0 – 4.5

255 – 450

B2

5.0 – 6.0

455 – 750

C1 7.0 – 8.0

755 – 850

C2 8.5 – 9.0

855 – 990

Bảng quy đổi điểm trên chỉ áp dụng so sánh trình độ sử dụng tiếng Anh, không áp dụng với những loại ngôn ngữ khác như tiếng Đức hoặc tiếng Estonia.

2. Khung trình độ CEFR

CEFR có tất cả sáu trình độ, từ A1 (bắt đầu) đến C2 (thành thạo), độ khó theo đó nâng dần lên. Cùng ECi tìm hiểu sâu hơn về từng cấp độ, từ đó có góc nhìn chi tiết hơn về các kỹ năng cần và đủ để đạt tiêu chuẩn nhé.

2.1. Mới bắt đầu (A1)

CEFR A1, tên tiếng Anh Breakthrough of Beginner, yêu cầu bạn hiểu và sử dụng được cách diễn đạt, cấu trúc và từ vựng đơn giản. Đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu cụ thể như giới thiệu về bản thân, hỏi thông tin cá nhân người khác hoặc giao tiếp với tốc độ chậm nhưng phát âm rõ ràng.

2.2. Sơ cấp (A2)

CEFR A2, tên tiếng Anh Waystage of Elementary vẫn yêu cầu trình độ cơ bản, bạn cần hiểu các câu và cụm từ thông thường. Bạn có thể trao đổi giao tiếp cơ bản, thực hiện các yêu cầu cũng như nắm thông tin đơn giản.

2.3. Trung cấp (B1)

CEFR B1, tên tiếng Anh Threshold or Intermeiate, đã bắt đầu có sự phân hóa khi yêu cầu bạn hiểu và xử lý được những tình huống có thể xảy ra trong đời sống hoặc khi đi du lịch. Đồng thời, bạn cũng có thể nói hoặc viết các câu đơn giản trong nhiều chủ đề.

2.4. Trên trung cấp (B2)

CEFR B1, tên tiếng Anh Vantage or Upper Intermediate yêu cầu bạn hiểu ý chính của câu một cách phức tạp hơn, khả năng giao tiếp lưu loát và tự nhiên với người bản xứ. Song song, bạn cũng có thể viết hoặc nói các câu rõ ràng và chi tiết, giải thích quan điểm về vấn đề đó.

2.5. Cao cấp (C1)

CEFR C1, tên tiếng Anh Effective Opertational Proficiency or Advanced nâng tầm hơn với khả năng hiểu nhiều loại văn bản dài và phức tạp, ngôn ngữ của bạn cũng cần được sử dụng linh hoạt và thành thạo trong học tập, công việc, đời sống thường ngày.

2.6. Thành thạo (C2)

CEFR C2, tên tiếng Anh Mastery or Proficiency là trình độ cao nhất, khi bạn ở trình độ này có thể hiểu dễ dàng các thông tin, nói hay viết về một chủ đề bất kỳ đã có thể biểu đạt cảm xúc, ý kiến hay sắc thái. Ngoài ra, khả năng giao tiếp cũng tự nhiên, trôi chảy và chính xác dù ở trong tình huống đơn giản hay phức tạp, môi trường học thuật hay đời sống thường ngày.

3. So sánh CEFR với VSTEP và IELTS

Hai đề mục trên đã cung cấp cho bạn góc nhìn đầy đủ về CEFR, trong phần tiếp theo mời bạn cùng ECi phân biệt CEFR với hai loại bài thi là VSTEP và IELTS. Qua đây có thể tìm được hướng học tập, loại chứng chỉ phù hợp với bản thân nhé!

3.1. Điểm khác biệt của CEFR với VSTEP

Giữa CEFR và VSTEP có ba điểm khác biệt lớn nhất, ECi sẽ biểu thị bằng bảng dưới đây:

CEFR

VSTEP

CEFR là Khung Tham chiếu Ngôn ngữ chung châu Âu, được Hội đồng châu Âu xây dựng. VSTEP là khung năng lực ngoại ngữ được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
CEFR cung cấp phương pháp học, dạy và đánh giá ngôn ngữ tại cộng đồng chung châu Âu. VSTEP được dùng để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh từ bậc ba đến bậc năm, dành cho đối tượng sau cấp trung học phổ thông.
CEFR có giá trị tại châu Âu, một số nước châu Á và Mỹ Latinh VSTEP chỉ có giá trị tại Việt Nam.

Dẫu vậy, CEFR và VSTEP vẫn có đặc điểm chung là đều đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ theo sáu cấp độ. Các trình độ của VSTEP cũng tương tự CEFR, thấp nhất là A1 và cao nhất là C2.

3.2. Điểm khác biết của CEFR với IELTS

So với VSTEP, sự khác biệt giữa CEFR và IELTS nhiều hơn một đặc biệt khác biệt, cụ thể như sau:

CEFR

IELTS

Bài thi CEFR cố định với năm phần là ngữ pháp, nghe, nói, đọc và viết. Bài thi IELTS sẽ ít hơn một, chỉ kiểm tra bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
CEFR chủ yếu được sử dụng trong mục đích quy đổi điểm tiếng Anh để:

– Tốt nghiệp Đại học.

– Giáo viên hoặc giảng viên không chuyên ngữ.

– Chuẩn bị cho kỳ thi công chức.

– Sử dụng trong hồ sơ cao học vì sẽ được miễn thi tiếng Anh đầu vào cho thạc sĩ và tiến sĩ.

CEFR chủ yếu được sử dụng trong mục đích quy đổi điểm tiếng Anh để:

– Quy đổi sang điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc thi đại học.

– Đăng ký học bổng hoặc du học tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Canada.

– Xét tuyển thẳng vào các trường đại học.

– Ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia.

CEFR có giá trị tại châu Âu, một số nước châu Á và Mỹ Latinh IELTS có giá trị và được công nhận tại hơn 147 quốc gia, các nước lớn đều có mặt.
Giá trị sử dụng của CEFR là vô thời hạn. Giá trị sử dụng của IELTS là hai năm.

CEFR và IELTS tất nhiên cũng có điểm chung, đều là hai khung đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ uy tín trên thế giới, hướng người học sử dụng ngôn ngữ thành thạo và chuyên sâu.

4. Thi chứng chỉ CEFR ở đâu?

VSTEP, IELTS hay TOEIC được giới thiệu và quảng cáo nhiều hơn cả tại Việt Nam, thông tin chiếm phần lớn nên việc thi chứng chỉ CEFR khiến nhiều người học còn khá mơ hồ. Ngay sau đây, EC INSPRIDE sẽ gửi đến bạn những thông tin về địa điểm thi và cấu trúc bài thi CEFR.

4.1. Địa điểm thi CEFR

Tại Việt Nam, Viện Khoa học Quản lý Giáo dục (IEMS) là tổ chức độc quyền được Bright online LLC Academy ủy quyền tổ chức khảo thí tiếng Anh theo Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu.

4.2. Cấu trúc bài thi CEFR

Như đã nêu ở phần so sánh CEFR với IELTS, bài thi CEFR sẽ có năm phần là ngữ pháp, nghe, đọc, viết và nói. Tổng thời gian cho năm kỹ năng là một trăm phút, cụ thể từng phần như sau:

– Phần ngữ pháp gồm có một trăm câu trắc nghiệm, làm bài trong bốn mươi phút, dạng bài chủ yếu là chọn đáp án đúng nhất, tìm đáp án sai, sửa lỗi ngữ pháp hoặc chọn từ phù hợp. Phần thi này đòi hỏi bạn có nền tảng ngữ pháp trung bình khá, tinh ý nhận ra những câu hỏi mẹo của bài.

– Phần nghe gồm mười hai câu trắc nghiệp với năm lựa chọn, làm bài trong hai mươi phút. Bạn sẽ được nghe đoạn ghi âm khoảng ba phút, nội dung có thể xoay quanh bản đồ, căn phòng, cuộc sống của ai đó nên bạn cần chú ý lắng nghe để tìm được đáp án đúng.

– Phần đọc gồm chín đến mười hai câu trắc nghiệm với năm lựa chọn, làm bài trong hai mươi phút. Bài đọc sẽ gồm năm hoặc sáu đoạn văn dưới một nghìn từ, chủ đề khá chuyên môn khi liên quan đến thương mại, kinh tế hoặc lịch sử; cũng có những câu đơn giản về thói quen hoặc câu chuyện thường ngày.

– Phần viết gồm một câu hỏi, thời gian làm bài là mười lăm phút với một trong hai chủ đề về viết dựa trên bức tranh cho trước (Writer a Sentence Based on a Picture) hoặc bài luận trình bày quan điểm cá nhân (Write an Opinion Essay).

– Phần nói chỉ gồm một câu hỏi theo chủ đề cho trước, thời gian làm bài vỏn vẹn năm phút xoay quanh các đề về miêu tả bức tranh, trả lời câu hỏi, sử dụng thông tin được cung cấp và trả lời, đưa ra giải pháp, trình bày quan điểm. Điểm sẽ được đánh giá qua khả năng phát âm, ngữ điệu, từ vựng, ngữ pháp lẫn nội dung phù hợp với câu hỏi.

5. Luyện thi CEFR tại Hà Nội

Hiện nay tại Việt Nam nổi lên cơn sốt IELTS, vì thế tìm kiếm một trung tâm đào tạo và luyện thi CEFR tại Hà Nội hoặc thậm chí trên toàn Việt Nam khá hiếm hoi, ngoại trừ tổ chức được ủy quyền chính thức là IEMS. Nếu bạn đã đọc đến đây, ECi sẽ mách bạn địa điểm học tập với chi phí phải chăng với học sinh, sinh viên nhé!

5.1. Kiểm tra trình độ theo khung CEFR

Trước khi bắt đầu theo lộ trình học chuẩn CEFR, bạn có thể kiểm tra năng lực tiếng Anh của bản thân tại đây tại đây, hoàn toàn miễn phí. Kết quả sẽ nhanh chóng được gửi về email cá nhân, bạn cũng từ đây xác định được trình độ ngoại ngữ để có lộ trình học phù hợp.

5.2. Trung tâm đào tạo và luyện thi CEFR

EC INSPRIDE là trung tâm hiếm hoi tại Hà Nội, Việt Nam theo đuổi chương trình giảng dạy chuẩn CEFR, đảm bảo đầu ra sử dụng thành thạo bốn kỹ năng hoặc hơn thế trong tiếng Anh. Ngoài ra, ECi hướng tới mục tiêu học viên có thể ứng dụng tiếng Anh vào thực tế, đời sống thường ngày như công việc, học tập, giao tiếp xã hội.

Để biết thêm thông tin chi tiết về lộ trình cũng như các khóa học phù hợp với trình độ cá nhân, bạn vui lòng liên hệ về EC INSPRDIE qua đường dây nóng 0961225659 hoặc fanpgae EC Inspride – Tiếng Anh Chuẩn công dân Toàn cầu.

Bài viết trên vừa cung cấp đến bạn những kiến thức về CEFR là gì, các khung trình độ CEFR, cấu trúc bài thi cũng như sự khác biệt giữa CEFR với VSTEP và IELTS. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn tăng thêm sự lựa chọn cũng như xác định con đường học tiếng Anh đúng đắn.

    Liên hệ với chúng tôi